Cho trẻ ăn dặm vào thời điểm nào là hợp lý?

Ăn dặm (hay ăn bổ sung) đóng một vai trò rất lớn đến quá trình phát triển của bé. Chú ý những lời khuyên của các chuyên gia sẽ giúp phụ huynh chọn được thời gian nào cho trẻ ăn bổ sung là hợp lý nhất để bé được cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện sau này. Vậy hôm nay chúng ta sẽ đi giải đáp thắc mắc ở trên nhé.  

1. Trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm liệu có tốt?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trẻ nên bắt đầu cho ăn dặm (còn gọi là ăn sam) khi tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ, trẻ thật sự cần những thức ăn bổ sung để cơ thể phát triển khỏe mạnh vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.

Hiện nay thì vẫn nhiều bà mẹ quyết định cho trẻ ăm dặm quá sớm vì nghĩ rằng điều đó sẽ giúp trẻ cứng cáp hơn. Nhiều trẻ được ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí cũng không ít trường hợp còn được ăn bổ sung từ tháng tuổi thứ 3. Trẻ 4 tháng tuổi không nên bắt đầu ăn dặm bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng.

2. 6 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để bé ăn dặm?

Khi cho trẻ ăn dặm sớm sẽ gây hại cho trẻ vì hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ chấp nhận và thích hợp với việc tiêu hóa các thức ăn lỏng như sữa mẹ. Nếu thức ăn bổ sung chế biến ở mức độ lỏng như sữa mẹ thì thường có giá trị dinh dưỡng thấp hơn sữa mẹ, không đủ để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ.

Vậy, việc cho trẻ ăn bổ sung quá sớm là không nên và 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bắt đầu bổ sung cho bé những bữa ăn thêm dinh dưỡng cho trẻ được phát triển tốt và đồng đều nhất

Chúc các mẹ thành công!

St